Trang phục bản sắc văn hoá không thể thiếu cho mỗi dân tộc ở Việt Nam. Dưới đây là những trang phục dân tộc đẹp nhất của người Tây Bắc mà nhiều người không biết. Hãy cùng TripNOW đi tìm hiểu trang phục dân tộc của mỗi dân tộc ở miền núi phía Bắc nhé.
Trang phục dân tộc Mông
Địa bàn cư trú dân tộc mông
Người Mông có mặt ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc. Phân bố tập trung ven biên giới Việt – Trung, Việt – Lào.
Các tỉnh có nhiều người Mông sống nhất là: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Hà Giang.
Đặc điểm trang phục của dân tộc mông
Trang phục gồm: Khăn quấn đầu, khăn len, váy, yếm
Người Mông tự may trang phục bằng tay. Họ làm mọi công việc từ kéo sợi, dệt vải, nhuộm màu đến cắt may.
Trang phục người Mông có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt. Người Mông thích đính nhiều loại hạt cườm lấp lánh lên mũ đội, thân áo và cạp váy.
Trang phục may rất tốn công, riêng việc cắt mây đã mất 3 – 4 ngày. Công đoạn thêu, đính cườm mất ít nhất là 1 tuần. Những bộ trang phục đặc biệt thậm chí còn mất nhiều tháng mới làm xong.
Trang phục người Mông chia làm trang phục hàng ngày (đơn giản và gọn gàng, màu thiên về tối để phù hợp lên nương, rẫy) và lễ phục vào các dịp lễ Tết, đám cưới, hội hè. Càng những ngày đặc biệt bộ trang phục càng cầu kỳ và rực rỡ hơn.


>>> Xem thêm: Du lịch Tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
Trang phục dân tộc Thái
Địa bàn cư trú của dân tộc Thái
Dân tộc Thái là một trong số những dân tộc có địa bàn cư trú rộng, dân số cao thuộc top đầu ở vùng núi phía Bắc.
Những tỉnh đông người Thái sinh sống nhất: Lai châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La
Đặc điểm trang phục của dân tộc Thái
Trang phục gồm: Áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, khăn, nón, xà cạp.
Các loại trang sức bao gồm: Hoa tai đủ kiểu, vòng cổ, vòng tay và xà tích.
Dân tộc Thái được chia thành 2 ngành chính là Thái Đen và Thái Trắng. Về cơ bản trang phục của họ khá giống nhau. Chỉ đến mùa lễ hội mới thực sự có sự khác biệt nhiều.
Về trang phục hàng ngày của người Thái rất đơn giản. Phụ nữ Thái mặc áo cộc tay có viền ở cổ, ngực và hàng khuy. Đối với người Thái Đen, áo có kiểu cổ đứng, dải viền hai vạt giao nhau để cài cúc không liền với cổ áo. Người Thái Trắng thì cổ và đường viền đó liền một dải.
Đối với trang phục lễ Tết, sự khác biệt lại được thể hiện rõ hơn. Người Thái Trắng mặc áo màu đen, còn người Thái Đen thì đa dạng màu áo như trắng, xanh lá cây, xanh da trời. Một trong những điểm nhấn trên trang phục của người Thái Đen chính là chiếc khăn Piêu màu đen được thêu viền sặc sỡ với các họa tiết nhỏ tinh tế.
Ngày lễ người Thái cũng đeo nhiều trang sức hơn như hoa tai, vòng cổ, xà tích quanh cạp váy.



>>> Xem thêm: Hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc
Trang phục dân tộc Mường
Địa bàn cư trú của dân tộc Mường
Người Mường sống ở vùng núi thấp, cư trú nhiều ở các thung lũng ven sông Đà, sông Mã…
Các tỉnh có nhiều người Mường sinh sống nhất như: Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La…
Đặc điểm trang phục dân tộc Mường
Trang phục gồm: Áo dài, quần dài, thắt lưng quấn quanh cạp, khăn dài, khăn dài, khăn xếp quấn.
Trang phục của người Mường có màu sắc đơn giản, không sặc sỡ như các dân tộc khác. Màu sắc chủ yếu là áo trắng, hồng nhạt, vàng nhạt, váy đen.
Áo của phụ nữ Mường là áo tay suông dài. Bên trong là áo yếm màu đậm hơn như hồng, cam, vàng thêu các họa tiết nhỏ. Áo ngoài có cúc hở phần cổ, ngực để lộ yếm bên trong. Áo ngắn đến cạp váy. Váy người Mường màu đen, dài đến mắt cá chân, thân váy suông, hơi bó.
Phần cạp váy là nổi bật được quấn bằng khăn vải màu sáng tương phản với cả màu áo và màu váy. Khăn quấn đầu của người Mường cũng có màu trắng.
Trang phục người Mường nổi bật nhất với họa tiết được thêu trên trang phục. Hiện nay đã thống kê được có 37 mô típ hoa văn cạp váy, chủ yếu là họa tiết động vật với 25 mô típ. Họa tiết được thêu chủ yếu trên khăn quấn cạp váy, khăn quấn đầu, chân váy, yếm.
Vào những dịp lễ, Tết, ngày đặc biệt, người Mường đeo thêm các trang sức lên cạp váy, cổ, lắc tay…



>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đông Bắc: Có một vùng núi hiền hòa, lãng mạn
Trang phục dân tộc Tày
Địa bàn cư trú của dân tộc Tày
Người Tày có địa bàn cư trú rất rộng, sống rải rác ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc. Số lượng người Tày cũng rất đông.
Theo thống kê các tỉnh sau đây là địa bàn có nhiều người Tày cư trú nhất: Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên….
Đặc điểm trạng phục dân tộc Tày
Trang phục gồm: Áo dài, quần ống rộng, khăn đội đầu, khăn quấn ngang thắt lưng.
Thoạt nhìn trang phục của người Thái rất giống với áo dài của người Kinh. Bên ngoài, phụ nữ Thái mặc một thân áo dài đến gối, xẻ 2 tà trước sau, đường xẻ lên đến ngang hông. Bên trong mặc quần ống rộng, suông. Để tạo điểm nhất, phần thắt lưng bên ngoài áo được cột lại bằng khăn có màu sắc sặc sỡ như xanh, cam, đỏ. Khăn đội đầu được vấn thành mấn giống người Kinh.
Người Thái có kỹ thuật nhuộm vải riêng. Màu vải nhuộm là màu chàm đen, bởi thế nên trang phục của họ có một màu đen trơn bóng, không có họa tiết. Vào dịp đặc biệt như đám cưới, lễ hội, người Tày có thêm khăn trùm đỏ tượng trưng cho sự may mắn.
Trái ngược với màu sắc đơn giản của trang phục, người Tày có kỹ thuật dệt vải thổ cẩm rất đặc biệt. Mọi công đoạn từ kéo sợi, dệt vải đều được làm thủ công. Họa tiết rất tinh tế, bắt mắt. Loại vải này được may thành chăn, gối, khăn đội đầu…


Trang phục dân tộc Pà Thẻn
Địa bàn cư trú Pà Thẻn
Người Pà Thẻn xuất hiện ở 32 trên tổng số 63 tỉnh thành phố nhưng chủ yếu tập trung ở Hà Giang và Tuyên Quang.
Đặc điểm trang phục Pà Thẻn
Trang phục gồm: Khăn, áo, thắt lưng, váy, yếm
Giữa bạt ngàn núi rừng xanh thẳm, những người phụ nữ Pà Thẻn chính là những bông hoa Đỗ Quyên rực rỡ, quyến rũ nhất. Trang phục của dân tộc Pà Thẻn có sắc đỏ nổi bật và cũng là màu chủ đạo.
Người phụ nữ Pà Thẻn rất coi trọng các bộ trang phục. Khi mùa màng đã xong họ miệt mài bên khung cửi để dệt vải, may vá và tỉ mẩn thêu từng đường kim mũi chỉ lên trang phục của mình.
Phụ nữ Pà Thẻn đội khăn được quấn nhiều lớp tạo thành một cái mũ rất lớn, 2 đoạn cuối được chừa dài tua rua trông rất đẹp mắt. Áo của người Pà Thẻn không có cúc mà được vắt chéo với nhau, buộc lại bằng khăn màu trắng, vẩn chặt. Bên trong mặc áo sơ mi để thêm phần kín đáo, cổ áo bẻ ra ngoài. Phần váy hơi xòe, dài đến mắt cá chân.



>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì – địa điểm du lịch hot nhất vùng núi Đông Bắc
Trang phục dân tộc Bố Y
Địa bàn cư trú dân tộc Bố Y
Người Bố Y sống chủ yếu ở Trung Quốc. Người Bố Y sống ở Việt Nam chỉ là một bộ phận nhỏ. Địa bàn sinh sống tập trung chủ yếu ở Lào Cai và Hà Giang.
Đặc điểm trang phục dân tộc Bố Y
Trang phục gồm: Khăn đội đầu, áo trong, áo ngoài, váy to, váy nhỏ, tạp dề.
Trang phục của người Bố Y được kết hợp chủ yếu bởi 2 màu đen và xanh da trời.
Trang phục truyền thống khá cầu kỳ gồm các phần khác nhau. Khăn vấn giống khăn mỏ quạ của người Kinh. Phần áo không có khuy mà được vắt chéo từ phần ngực đến thắt lưng rồi buộc cố định bằng khăn. Viền cổ áo, ống tay màu xanh. Áo khoác bên ngoài màu đen để lộ phần vắt chéo họa tiết bên trong. Phần váy màu đen, có họa tiết ở chân váy, bên ngoài có mảnh tạp dề màu xanh da trời.
Qua các thời kỳ khác nhau, trang phục của người Bố Y đã có sự thay đổi, cải biến rất nhiều về hình thức và cả cách phối màu sắc.



Trang phục dân tộc Dao
Địa bàn cư trú của dân tộc Dao
Người Dao xuất hiện ở nhiều nơi như: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,… Vùng Trung du và miền núi: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Ninh.
Đặc điểm trang phục dân tộc Dao
Trang phục gồm: Áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng, trang sức đi kèm
Một trong những bộ trang phục dân tộc cầu kỳ nhất thuộc về người Dao. Mỗi trang phục có 5 màu cơ bản: Đỏ, xanh, trắng, vàng, đen, trong đó chủ yếu là màu đỏ.
Bộ trang phục của người Dao cầu kỳ từ đầu đến chân. Để may được một bộ người Dao phải làm liên tục từ 1 – 2 năm mới xong. Các họa tiết đều được thêu thủ công, màu sắc nổi bật, rực rỡ và pha trộn nhiều màu. Các đường viền cổ áo, cạp quần, chân ống quần, khăn đội đầu đều được thêu thủ công vô cùng tinh xảo. Những chùm tua rua được đính vào khăn, cổ áo, cạp quần tạo nên nét nhấn độc đáo bắt mắt.
Những ngày đặc biệt, người Dao đeo thêm rất nhiều trang sức như: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn, xà tích… khắp người trông rất lấp lánh.



Trang phục dân tộc Hà Nhì
Địa bàn cư trú của dân tộc Hà Nhì
Người Hà Nhì sống tập trung ở 3 tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu. Ngoài ra người Hà Nhì còn xuất hiện ở 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.
Đặc điểm trang phục dân tộc Hà Nhì
Trang phục gồm: Áo, quần, khăn
Người Hà Nhì được chia làm 2 nhánh là Hà Nhì đen và Hà Nhì đỏ. Người Hà Nhì đen trang phục 2 màu chính là đen và thêu họa tiết xanh da trời. Người Hà Nhì đỏ lại có nhiều họa tiết màu mè: đỏ, hồng, vàng, xanh trên nền màu đen.
Trang phục của người Hà Nhì có điểm nhấn chung là khăn đội đầu. Nếu như người Hà Nhì đỏ có khăn đội được kết nhiều bông tua rua màu sắc, đính kết hạt cầu kỳ thì người Hà Nhì đen lại có một chiếc mũ đội đồ sộ giống các bậc vương hậu thời xưa ở Triều Tiên với tóc giả bằng len kết, khăn vải quấn, trâm cài rất bắt mắt. Những chiếc khăn đội, mũ đội cho trẻ em lại càng được đầu tư nhiều trang sức, phụ kiện bạc lấp lánh.



Trang phục của dân tộc Nùng
Địa bàn cư trú của dân tộc Nùng
Người Nùng cư trú chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang…
Đặc điểm trang phục của dân tộc Nùng
Trang phục gồm: Váy, áo 4 thân, 5 thân, khăn đội đầu, các loại trang sức.
Trang phục của người Nùng có màu sắc khá đa dạng: xanh nhạt, xanh thẫm, tím than, xanh đen. Người Nùng cũng tự nhuộm vải để may quần áo, màu được nhuộm chủ yếu là màu chàm, nên trang phục phần đa là màu này.
Áo của phụ nữ người Nùng có 2 loại là 5 thân và 4 thân. Áo loại tay dài, có khuy cài, cổ đứng, chiều dài áo quá mông. Phần váy có gấu dài tới gót, phần eo được may ôm sát cơ thể. Người Nùng rất thích dùng bạc làm trang sức hay các chi tiết trên trang phục như khuy áo, chi tiết đính trên cạp váy.

Trang phục của dân tộc Lự
Địa bàn cư trú của dân tộc Lự
Người Lự có mặt ở nhiều nước khác nhau như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Người Lự sống rải rác khắp 21 tỉnh thành phố của Việt Nam. Họ sống tập trung đông nhất ở huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Đặc điểm trang phục của dân tộc Lự
Trang phục gồm: Khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng
Trang phục của dân tộc Lự chủ yếu được làm từ vải nhuộm chàm. Quần áo được cắt may phù hợp với mọi sinh hoạt, lao động đồng thời cũng rất duyên dáng. Chiếc áo tứ thân của phụ nữ được ghép từ 6 mảnh vải cắt hình rẻ quạt. Trên thân áo, thân váy và khăn đội đầu được thêu các họa tiết có màu trắng, đỏ, vàng, hồng … tạo sự sinh động.
Trang sức bạc được người Lử yêu thích, đồng thời họ cũng đính nhiều hạt cườm lên trang phục để tăng sự lấp lánh. Phần váy dài quá gót chân, có 2 lớp, lớp trong dài, lớp ngoài ngắn đến đùi tạo độ bồng, xếp tầng cho váy.
Tổng thể trang phục của người Lừ kết hợp giữa nét duyên dáng và sự năng động, không quá phô diễn mà lại dịu dàng.



>>>> Xem thêm: Chi tiết toàn bộ kinh nghiệm du lịch Thác Bản Giốc 2019
Trang phục của dân tộc Lô Lô
Địa bàn cư trú của dân tộc Lô Lô
Dân tộc Lô Lô là một trong những dân tộc ít người nhất tại Việt Nam. Họ có môi trường sống tách biệt trên những rẻo cao nhất của các huyện như: Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai)
Đặc điểm trang phục của dân tộc Lô Lô
Trang phục gồm: Áo, Quần, khăn quấn đầu
Mặc dù là đồng bào dân tộc có cư dân thưa thớt nhưng trang phục của người Lô Lô lại không hề kém sắc. Người Lô Lô chia làm 3 nhóm nhỏ gồm: Lô Lô Hoa, Lô Lô Trắng, Lô Lô Đen.
Trang phục giữa Nam và Nữ có nhiều điểm khác biệt. Nếu như nam được may khá đơn giản thì nữ lại có màu sắc sặc sỡ và rất cầu kỳ.
Mỗi người phụ nữ Lô Lô phải mất vài tháng đến cả năm mới có được một bộ quần áo mới. Các chi tiết trên trang phục được thêu một cách chính xác, tỉ mẩn. Những quả bông nhỏ, tua rua được kết khéo léo đính lên khăn quấn, mũ đội hay thân áo, ống áo. Phần quần được thêu họa tiết nổi bật.



Trang phục dân tộc La Hủ
Địa bàn cư trú của dân tộc La Hủ
Người La Hủ ngoài xuất hiện tại Việt Nam cũng xuất hiện ở nhiều quốc gia Đông Nam Á. Họ tập trung sinh sống ở huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.
Đặc điểm trang phục dân tộc La Hủ
Trang phục gồm: Áo, khăn, mấn, quần.
Người La Hủ rất coi trọng việc giữ gìn bản sắc văn hóa, đặc biệt thể hiện qua trang phục. Những bộ trang phục được may thủ công bởi những người phụ nữ khéo léo luôn là niềm tự hào của họ.
Quần áo nam và nữ có sự khác biệt về màu sắc. Tuy cùng được may bằng vải nhuộm chàm nhưng sự phối màu, các họa tiết khác nhau khiến trang phục nữ nổi bật và được chú ý hơn hẳn.
Phần áo của người nữ là áo dài, có 2 vạt dài quá đầu gối, phần xẻ cao lên tận hông. Áo trong dài tay có họa tiết phối đỏ, hoa văn sặc sỡ, phần áo ngoài cộc tay, cài khuy và có đường viền ở cổ, gấu áo. Quần có màu đen, hơi bó sát, ít hoặc không có họa tiết.



>>>> Xem thêm: Bỏ túi kinh nghiệm săn lúa và khám phá những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam
Hiện nay tại các phiên chợ vùng cao có bán những bộ trang phục truyền thống, nếu ghé qua bạn đừng quên chiêm ngưỡng nhé. Nhiều bạn trẻ lựa chọn các trang phục dân tộc để chụp ảnh cưới, kỷ yếu hoặc đơn giản là muốn đổi Concept độc lạ … Đây sẽ là một trải nghiệm du lịch thú vị, hãy lưu lại và thử nhé.
Kim Khánh